Nghị định giao dịch liên kết lại một lần nữa được “làm mới” với nhiều thay đổi quan trọng. Qua đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đưa ra các quy định mới Nghị định 20/2025/NĐ-CP ngày 10/02/2025 sửa đổi bổ sung nghị định 132/202/NĐ-CP về giao dịch liên kết nhằm làm rõ khái niệm giao dịch liên kết, điều chỉnh nghĩa vụ cung cấp thông tin, cũng như quy định chuyển tiếp về chi phí lãi vay cho doanh nghiệp. Dưới đây là phân tích chi tiết và hóm hỉnh về những nội dung thay đổi.
Trong bối cảnh nền kinh tế biến động và nhu cầu vay vốn ngày càng tăng cao,
Link tải nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 132 về giao dịch liên kết ngày 10/02/2025
Nội dung | Trước đây (theo Nghị định 132/2020/ NĐ-CP và các quy định liên quan) | Sau sửa đổi (Nghị định 20 giao dịch liên kết) |
Các bên có quan hệ liên kết | d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay; | d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. Quy định tại điểm d khoản này không áp dụng với các trường hợp sau: d.1) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a, c, đ, e, g, h, k, l và m khoản này. d.2) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản này.” |
Nội dung | Trước đây (theo Nghị định 132/2020/ NĐ-CP và các quy định liên quan) | Sau sửa đổi (Nghị định 20 giao dịch liên kết) |
Các bên có quan hệ liên kết | k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia; | k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp (bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia |
Nội dung | Trước đây (theo Nghị định 132/2020/ NĐ-CP và các quy định liên quan) | Sau sửa đổi (Nghị định 20 giao dịch liên kết) |
Các bên có quan hệ liên kết | Không quy định | m) Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) |
Chuyển tiếp chi phí lãi vay: Trường hợp doanh nghiệp không có quan hệ liên kết và không phát sinh giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP và Nghị định này thì phần chi phí lãi vay không được trừ và chưa được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo tính đến cuối kỳ tính thuế năm 2023 được phân bổ đều chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo cho thời gian còn lại theo quy định về thời gian được chuyển chi phí lãi vay tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP
Ý nghĩa: Giúp doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh và phân bổ chi phí lãi vay một cách hợp lý, tránh ảnh hưởng đột ngột đến kết quả kinh doanh.
Phân tích: Tức nếu giao dịch trước đây Doanh nghiệp A vay ngân hàng B theo nghị định 132/2020/NĐ-CP là giao dịch liên kết. Tuy nhiên Từ khi Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung thì Doanh nghiệp A và Ngân hàng B nếu không có kiểm soát, góp vốn đầu tư với nhau thì chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi từ năm 2024 trở đi không bị khống chế 30% EBITDA. Các chi phí lãi vay bị khống chế trước đây thì từ năm 2023 sẽ chia đều cho các năm còn lại theo điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP
Nội dung | Trước đây (theo Nghị định 132/2020/ NĐ-CP và các quy định liên quan) | Sau sửa đổi (Nghị định 20 giao dịch liên kết) |
Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm | Phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các thông tin liên quan khác (nếu có) | Phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay, trả nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các thông tin liên quan khác (nếu có). Phối hợp cung cấp thông tin được báo cáo theo quy định pháp luật về người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng; người có liên quan của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng; Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo hệ thống thông tin dữ liệu quản lý của Ngân hàng Nhà nước khi cơ quan thuế đề nghị |
Tác giả bài viết: Ketoanthuecat.com
Nguồn tin: Nghị định 20/2025/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 132 giao dịch liên kết
Ý kiến bạn đọc