Hộ kinh doanh dạy thêm là mô hình kinh doanh cá thể, do một cá nhân hoặc hộ gia đình tổ chức nhằm cung cấp dịch vụ dạy học ngoài giờ cho học sinh, sinh viên. Loại hình này thường áp dụng cho các gia sư, trung tâm dạy thêm quy mô nhỏ.
Theo quy định hiện hành, để đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Không thuộc diện cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Có địa điểm kinh doanh hợp pháp và đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất.
Có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực giảng dạy.
Hồ sơ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu quy định).
Bản sao công chứng CCCD của chủ hộ kinh doanh.
Hợp đồng thuê địa điểm (nếu có) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
Bước 1: Chuẩn Bị Hồ Sơ
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo danh sách trên để tránh sai sót khi nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp Hồ Sơ
Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Nhận giấy biên nhận hồ sơ sau khi nộp.
Bước 3: Xét Duyệt Hồ Sơ
Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ trong 3 – 5 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ, hộ kinh doanh sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Nếu bị từ chối, cơ quan đăng ký sẽ thông báo lý do bằng văn bản.
Bước 4: Khai Báo Thuế
Sau khi đăng ký thành công, hộ kinh doanh phải đăng ký thuế tại Chi cục Thuế quận/huyện và nộp các loại thuế như:
Thuế môn bài: 300.000 – 1.000.000 VNĐ/năm.
Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng (nếu có doanh thu trên mức quy định).
Theo quy định của pháp luật, một số trường hợp không được tổ chức dạy thêm, bao gồm:
Dạy thêm cho học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng năng khiếu.
Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành kinh doanh dạy thêm. Như vậy chỉ được phép tham gia dạy thêm, và nhờ người khác đứng tên kinh doanh.
Tổ chức dạy thêm tại địa điểm không đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh.
Dạy thêm ngoài nhà trường phải tuân theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo:
Giáo viên muốn dạy thêm phải có giấy phép dạy thêm do cơ quan quản lý cấp.
Cơ sở dạy thêm phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo an toàn.
Nội dung giảng dạy không được vượt quá chương trình giáo dục chính khóa.
Cở sở kinh doanh dạy thêm phải công khai thông tin theo mẫu số 02 kèm theo thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
Và giảng viên dạy tại trường có tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo với Hiệu Trưởng mẫu số 03 kèm theo thông tư 29/2024/TT-BGDĐT
7.1. Có Cần Giấy Phép Dạy Thêm Không?
Tùy vào địa phương, bạn có thể cần xin Giấy phép dạy thêm tại Sở Giáo dục & Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục quận/huyện.
7.2. Hộ Kinh Doanh Dạy Thêm Có Được Thuê Giáo Viên Không?
Hộ kinh doanh cá thể không được thuê quá 10 lao động. Nếu muốn mở rộng quy mô, bạn cần đăng ký doanh nghiệp thay vì hộ kinh doanh.
7.3. Có Được Mở Nhiều Địa Điểm Dạy Không?
Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký một địa điểm kinh doanh. Từ điểm điểm thứ 2 trở đi không có giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh, chỉ có thông báo Mã số thuế. Nếu muốn mở thêm địa điểm kinh doanh mà có giấy chứng nhận thì Đăng ký loại hình Doanh nghiệp để mở chi nhánh, hoặc địa điểm kinh doanh.
Phí dịch vụ trọn gói không phát sinh thêm: 1.000.000đ, bao gồm
Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ
Nhận kết quả và bàn giao kết quả tận nơi
Tư vấn khai thuế lần đầu (thuế khoán) tại thuế phường
Hỗ trợ tạo mẫu và khắc dấu Hộ kinh doanh : 120.000đ
HOTLINE/ ZALO: 0901.869.879
Tác giả bài viết: Ketoanthuecat.com
Ý kiến bạn đọc