Các khoản chi phí bị khống chế khi xác định chi phí được trừ

Thứ hai - 20/07/2020 22:17
Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải tất cả các loại chi phí có đầy đủ hóa đơn chứng từ đều được tính là chi phí hợp lý. Dưới đây là 07 loại chi phí bị khống chế định mức khi xác định chi phí được trừ theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020
Các khoản chi phí bị khống chế năm 2020

Chi phí bị khống chế khi quyết toán thuế TNDN

 

1. Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Đối với tài sản cố định thông thường thì sẽ bị khống chế thời gian, phương pháp khấu hao từng loại tài sản theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao, được áp dụng khấu hao nhanh, nhưng tối đa không quá 2 lần  mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Lưu ý chỉ có một số loại tài sản được phép khấu hao nhanh như : Phương tiện vận tải, Cây lâu năm, Vật nuôi, Máy móc nghiên cứu, Phòng thí nghiệm v.v.
- Đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) thì chỉ được tính vào chi phí được trừ phần khấu hao tương ứng với phần giá trị từ 1,6 tỷ đồng trở xuống.
 

2. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa

Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, dự toán công trình...... mà Nhà nước đã ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Chẳng hạn định mức giá thành SẢN PHẨM không hợp lý, hoặc trường hợp hay gặp nhất đó là DỰ TOÁN công trình không hợp lý
 

3. Chi tiền lương, tiền công

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (hạn là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 năm liền kề, theo quy định luật quản lý thuế 2019)  thực tế chưa chi sẽ không được tính vào chi phí được trừ, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%. Nhiều doanh nghiệp cố tình trích lập dự phòng khoản lương, thưởng tết, nhưng lại quên mất 1 điều, Khoản trích này chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp có lợi nhuận dương.
 

4. Chi trang phục bằng tiền cho người lao động

Phần chi trang phục bằng TIỀN MẶT, TIỀN GỬI NGÂN HÀNG cho người lao động không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu chi bằng hiện vật thì không giới hạn. Kế toán lưu ý khoản này để tránh loại những hóa đơn hợp lý.
 

5. Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác cho người lao động

Phần chi để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lưu ý: Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
 

6. Chi phí trả lãi tiền vay

Vay của đối tượng KHÔNG PHẢI LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG hoặc TỔ CHỨC KINH TẾ thì mức lãi suất chi trả không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Tức là nếu vay của cá nhân thì sẽ hạn chế, còn vay của DN Khác thì không hạn chế. Tại sao như vậy, vì lãi vay là khoản phải xuất hóa đơn đối với tổ chức. Nên dù Cty bạn có vay bao nhiêu, thì phải có hóa đơn lãi.
 

7. Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động

Tổng số chi có tính chất phúc lợi ( Du lịch, khóa học, v.v.v. ) chi trực tiếp cho người lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Lưu ý vê thuế TNCN khi chi phúc lợi cho người lao động để tránh gây tăng chi phí không đáng có.
Trên đây là 7 khoản chi phí thường gặp nhất mà kế toán luôn luôn phải xử lý trong quá trình thực hiện công tác tại doanh nghiệp. Mức khống chế đều được quy định rất rõ để kế toán có thể giảm bớt được các sai sót trong quá trình làm việc và quyết toán thuế TNDN.

Tác giả bài viết: Ketoanthuecat.com

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Dịch vụ thành lập công ty Nha Trang, Cam Lâm, Diên Khánh giá chỉ từ 990.000₫.

Ngoài ra còn tư vấn dịch vụ kế toán thuế Nha Trang, tư vấn pháp lý đúng quy định.
Bạn không có kinh nghiệm, không có thời gian, nhưng muốn đảm bảo mọi thủ tục thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
Bạn muốn được tư vấn chuyên nghiệp về các vấn đề liên quan đế thành lập công ty tại Nha Trang

---- HÃY LIÊN HỆ NGAY CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN ---
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
0901.869.879